GIẢI PHÁP CHO BẢO VỆ GIỮ GÌN AN NINH TẠI CÁC NHÀ HÀNG, CỬA HÀNG
Khách hàng sẽ vui, và sẽ trở lại hay không, đều nhờ thần thái của anh bảo vệ giữ xe, và mở cửa: một công việc tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, đại loại như: hai cô gái vô thưởng thức một món ăn đặc sản, nhưng sau khi về nhà, cô thứ hai nói nhất định không quay lại nữa dù quán ăn ngon, chỉ vì …đã nói bảo vệ đừng ghi số xe lên yên, mà ổng cứ ghi lên yên xe, khiến váy cô dính đầy dấu phấn !!! hay tại những cửa hàng tầm cỡ của những chuỗi cung ứng tên tuổi, mặt bằng thường là những ngã tư, ngã ba bắt mắt khách hàng, nhưng khi khách hàng trờ tới bãi giữ xe, không rào, không dây, không cửa, chỉ có 1 anh bảo vệ ngồi đó và nói: cứ để xe đó đi, không cần xé vé xe đâu em….??? Thật không ổn khi đi vào trong mua sắm phải không mọi người: khi giao phó con ngựa sắt của mình cho anh bảo vệ mà không có miếng giấy lận lưng…đó là chưa nói đến những tình huống dở khóc, dở cười khi bạn đã đậu xe, tắt máy trước cửa hàng rồi, nhưng lại được yêu cầu chạy ra chỗ khác…. hay khi bạn mua sắm xong, lấy xe ra mà không thể ngồi lên xe vì…cái yên quá nóng dưới trời nắng gắt!!!
Đây không phải là chuyện của bảo vệ. Vâng đúng, đây không phải là chuyện của bảo vệ, nhưng đây là chuyện cần phải làm của người có tâm bảo vệ: để ý một chút thôi, nghĩ cho mình và nghĩ cho người…thì sẽ được mọi người. Thế nhé!
Tại sao cần phải sử dụng dịch vụ bảo vệ cửa hàng chuyên nghiệp để bảo vệ cho các cửa hàng, shop thời trang, showroom,..tại cơ sở kinh doanh của bạn? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời ngay DỊCH VỤ BẢO VỆ CỬA HÀNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÂN VIÊN BẢO VỆ
Là một nhân viên kinh doanh công ty dịch vụ bảo vệ, tôi thường hay nhận những cuộc điện thoại của khách hàng để đề nghị gửi báo giá cho dịch vụ thuê bảo vệ tại cửa hàng của họ. Sau màn giới thiệu lẫn nhau, khi tôi báo giá dịch vụ bảo vệ cho khách hàng xong, khách hàng thường hay bảo tôi: “cửa hàng của chị vắng khách lắm, bảo vệ chỉ ngồi chơi thôi, chẳng làm gì đâu….!” Chỉ biết cười trừ thôi, tôi chẳng dám phân bua gì, chỉ xin khách hàng tham khảo giá thêm những dịch vụ khác và quyết định chọn dịch vụ bảo vệ vừa ý.
Có thực là bảo vệ tại các cửa hàng chỉ ngồi chơi không thôi…?
Khi đã là dịch vụ, thì không thể nào mà “ngồi không, ăn tiền” của khách hàng được phải không các bạn, nhất là nghề bảo vệ nữa, càng “lành ít, rủi nhiều” nếu lơ là, sơ xảy đó nhen. Nhân viên bảo vệ, họ ngồi đó nhưng không phải chơi, mà phải quan sát, sẵn sàng vào vị trí công việc bảo vệ của mình khi có khách đến, hay có bất kỳ tình huống nào xảy ra nơi họ làm việc. Người bảo vệ đôi khi bị gạ gẫm, lừa gạt rời mắt khỏi khu vực mình quan sát, và kẻ xấu lập tức ra tay…
Hiện nay, nhờ thông tin mạng mà chúng ta có thể thấy rằng nạn trôm xe, cướp điện thoại ngày càng táo tợn và nguy hiểm hơn…Vì vậy, anh nhân viên bảo vệ lại càng phải cảnh giác, và cẩn thận hơn với tài sản của khách hàng giao cho mình.
Đôi khi chúng tôi, công ty bảo vệ cũng gặp trở ngại: giữa cái “need” của khách hàng, và cái “meet” của các anh bảo vệ. Khách hàng thường nghĩ rằng: “không xay lúa thì phải ẵm em”, nên khi bảo vệ rảnh rỗi thì nên lau cửa kính buổi sáng, quét phía trước nếu thấy rác, thậm chí phải tưới cây, hay thay nước hồ cá nữa…. Nhưng anh bảo vệ thì nói: tôi là bảo vệ, nhiệm vụ tôi là đảm bảo trật tự, và an toàn tài sản, tôi không có trách nhiệm phải dọn dẹp vệ sinh gì sất…bla..bla… Nếu công ty dịch vụ bảo vệ không khéo, thì thật khó để giữ hợp đồng lâu dài với khách hàng được.
Rồi còn bên thứ 3 nữa: họ là khách hàng của khách hàng chúng tôi. Họ là những thượng đế của thượng đế chúng tôi: họ khó chiều, và vui buồn khó hiểu. Chưa kể họ là tiềm ẩn của những kẻ lưu manh: họ gây sự, tạo rối ren trong khu vực để ra tay cướp tài sản mà bảo vệ đang giữ gìn….Tôi không cố ý nói đến những khách hàng tốt tính, họ hiểu được công việc của bảo vệ, họ trân quí khi bảo vệ có ý thức như: che yên xe khi trời quá nắng, hoặc dắt đúng xe của khách ra khỏi bãi, khách sẽ lặng lẽ nhét túi anh bảo vệ chút tiền tip để cảm ơn hành vi này.
Vậy, chúng ta, những người bảo vệ sẽ làm gì để được khách hàng yêu quí:
- Bảo vệ không dùng điện thoại trong khi làm nhiệm vụ, để tự bảo vệ mình, và tăng cường quan sát.
- Bảo vệ cần phải giám sát thường xuyên, và theo dõi những hành vi bất thường của đối tượng gần khu vực mình quản lý.
- Bảo vệ không nên trò chuyện, tán gẫu hoặc bị dẫn dụ ra xa khu vực làm việc của mình.
- Nếu cảm thấy bất ổn, vì chúng đông và liều lĩnh, bảo vệ cần lập tức hô hoán lên, đứng sát vào trong và kêu gọi hỗ trợ từ những người quen chung quanh.
nhé.